Sâm cau có tác dụng gì mà khiến đấng mày râu săn lùng suốt
Sâm cau từ xa xưa đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc nhằm mục đích chữa bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết rõ sâm cau có tác dụng gì cũng như cách sử dụng sâm cau sao cho hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về loại thảo dược quý này nhé.
Tìm hiểu về cây sâm cau có mấy loại?
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, một loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 20 – 30 cm hoặc cao hơn. Sâm cau có phần thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, dạng củ to bằng ngón tay, thót lại 2 đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng thân rễ.
Ở Việt nam, sâm cau mọc hoang trên các đồi cỏ ven núi ở một số tỉnh miền bắc như Lai Châu, Cao bằng, Tuyên quang. Củ rễ của cây Sâm cau chứa nhiều hợp chất có ích cho sức khỏe như curculigoside, phenolic compounds, flavonoids và steroid. Những hợp chất này đã được nghiên cứu về khả năng chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe sinh lý nam giới, chống bất thường tinh trùng và khả năng sinh sản của phái mạnh.
Hiện nay có 2 loại sâm cau sinh trưởng trong tự nhiên, theo cách phân biệt của những người đi rừng thì đó là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Tuy 2 loại này có hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng đều chung một loài và có tác dụng tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới.
Thực tế theo y học cổ truyền, sâm cau đỏ thường được gọi là cây bồng bồng (cây giáng ông), sâm cau đen gọi là cây tiên mao. Thông thường đối với cách sử dụng sâm cau đỏ, nhiều người sẽ rửa sạch rồi ngâm với rượu để uống nhằm làm giảm huyết áp và điều trị tình trạng liệt dương,…
Xem thêm:
- L-arginine có tác dụng gì đối với chức năng sinh lý nam giới?
#3 Tác dụng của Sâm cau trong y học cổ truyền
Từ hàng ngàn năm về trước, sâm cau đã được nhiều thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, nhất là đối với sinh lý nam giới.
Giúp bổ thận và tráng dương
Trong Y học cổ truyền, sâm cau có công dụng vô cùng tốt đối với kinh can và thận. Khi thận bị yếu sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nam giới, gây yếu sinh lý và giảm khả năng tình dục. Trong khi đó củ sâm cau có tác dụng rất mạnh đối với việc giúp tăng cường sức khỏe sinh lý và hạn chế tình trạng liệt dương. Do đó bất kể lúc bị bệnh hay khỏe mạnh đều có thể dùng được dược liệu này.
Đặc biệt tác dụng của sâm cau đỏ đối với phái mạnh rất hiệu quả. Nó có khả năng giúp nam giới tăng ham muốn tình dục, hạn chế tình trạng yếu sinh lý và vô sinh. Ngâm sâm cau đỏ với rượu hoặc tán bằng bột đều là có thể sử dụng được.
Giúp hỗ trợ tiêu hóa
Nhờ vào tác dụng của sâm cau đối với hệ tiêu hóa mà hiện nay nó được ứng dụng khá nhiều trong điều trị tiêu chảy, chữa lỵ, tiểu tiện nhiều. Trong sâm cau có chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng ức chế sự giải phóng acetylcholin, nhờ đó ngăn ngừa được tiêu chảy. Nhiều người đã dùng sâm cau ngâm rượu để hỗ trợ và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy rất hiệu quả.
- Cao bá bệnh: Thực hư về công dụng có tốt như lời đồn?
Bổ gân cốt
Khi nhắc tới sâm cau, ngoài tác dụng đối với sức khỏe nam giới, thì không thể không kể tới khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tê bì chân tay, đau nhức xương khớp. Đặc biệt là bệnh tê thấp, hầu như phổ biến ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa.
Công dụng của sâm cau đỏ trong điều trị phong thấp, suy nhược thần kinh hiệu quả hơn so với sâm cau đen
#2 Tác dụng của Sâm cau trong ngành y học hiện đại
Trong y học hiện đại, cây sâm cau (Curculigo orchioides) được các chuyên gia nghiên cứu và xác định được những công dụng có ích cho sức khỏe như:
Tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới
Rễ cây Sâm cau có chất curculigoside, phenolic compounds, flavonoids và steroid nên có khả năng giúp tăng ham muốn tình dục mạnh, tăng thời gian quan hệ và sinh tinh gấp 2 lần bình thường. Sâm cau còn có công dụng tăng cường sản xuất testosterone, hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục nam giới. Điều này sẽ có tác dụng tích cực đối với khả năng cương cứng và chất lượng tinh trùng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Sâm cau có tác dụng chống lão hóa, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể để thích ứng với từng môi trường. Đồng thời còn có khả năng chống co giật, kháng viêm và kháng nấm. Đặc biệt không thể không nhắc đến công dụng cường tim và giảm huyết áp, giảm đau thắt ngực.
- Damiana – Thảo dược cải thiện sinh lý cho Quý ông
Sâm cau ngâm chung với gì?
Thông thường để làm tăng tác dụng của sâm cau, loại thảo dược này sẽ được kết hợp với một số nguyên liệu khác như:
- Sâm cau ngâm rượu nếp và ba kích
- Ngâm cùng rượu nếp và dâm dương hoắc
- Ngâm cùng với rượu trắng
- Ngâm cùng với nấm ngọc cẩu
Lưu ý: Khi ngâm chung với nguyên liệu gì, người bệnh phải làm đúng công thức, liều lượng để mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, tác dụng của rượu sâm cau đối với sinh lý nam rất hiệu quả nhưng không nên uống quá nhiều rượu vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và thừa chất.
Cách ngâm rượu sâm cau chuẩn nhất
Cần chuẩn bị:
- Nên chọn những bình ngâm bằng thủy tinh, sứ hoặc nhựa, nhưng tốt nhất vẫn là bình thủy tinh, tầm 10 – 15 lít hoăc bình sành để tăng hương vị của rượu.
- Nên chọn những quả sâm cau có củ vừa dài vừa to.
- Nên sử dụng các loại rượu có nồng độ khoảng 40 – 45 độ.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ tươi
Vì sâm cau đỏ có tính độc nhẹ nên khi mang về bắt buộc phải chế biến để khử độc sau đó mới an tâm sử dụng.
- Bạn có thể khử độc tính bằng cách ngâm với nước vo gạo trong 2 giờ hoặc ngâm qua nước sạch bình thường nhiều lần đến khi nước không còn đục.
- Đồng thời nên kết hợp với việc dùng bàn chải đánh răng để rửa sạch hơn đất cát, sau đó để ráo nước.
- Sau khi thấy củ sâm sau đã ráo nước thì cho tất cả vào bình theo tỉ lên 1kg sâm cau tươi và 4 lít rượu nếp.
- Đậy kín nắp và ngâm khoảng 10 ngày là có thể uống được rồi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn.
Lưu ý: Khi ngâm sâm cau tươi cần phải chọn rượu có nồng độ mạnh nếu không sâm rất dễ thối.
- Nhục thung dung là gì? Mang ngâm rượu là 1 “dược liệu”
Cách ngâm rượu sâm cau khô
Sau khi ngâm sâm sau qua nước vo gạo thì đem đi thái lát mỏng, điều này sẽ giúp dược liệu thấm vào rượu dễ dàng hơn cũng như chiết được hầu hết các tinh chất quý ra rượu.
- Thái lát mỏng từng miếng nhỏ tầm 1cm
- Đem đi sao vàng 1kg đồng thời chuẩn bị thêm 200ml mật ong và 4 lít rượu
- Sau vàng với lửa nhỏ tầm 10 phút rồi để nguội hoặc hạ thổ
- Ngâm tất cả nguyên liệu trên trong bình thủy tinh trong thời gian 10 ngày là dùng được.
Sâm cau bao nhiêu tiền 1 kg?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giá bán sâm cau đỏ khác nhau, giao động từ 100.000đ – 400.000đ/kg tùy loại. Ngoài ra giá thành này còn phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, đóng gói và chế biến nữa.
- Sâm cau đỏ tươi đã được chọn lọc: 150.000đ/kg
- Sâm cau đỏ tươi không chọn lọc: 120.000đ/kg
- Sâm cau khô: 400.000đ/kg
- Sâm cau đỏ tươi đến từ Yên Bái: 160.000đ – 200.000đ/kg
- Sâm cau đỏ khô Yên Bái: 300.000đ/kg.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về sâm cau có tác dụng gì cũng như tác dụng của sâm cau ngâm rượu đối với sức khỏe sinh lý phái mạnh và nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Tuy nhiên khi sử dụng các bài thuốc với sâm cau cần phải thận trọng trong khâu chuẩn bị để tránh gặp tác dụng phụ không đáng có.
- Kẽm gluconate: Công dụng và cách bổ sung hiệu quả nhất
Tư Vấn Miễn Cước Gọi
18001178Bài viêt liên quan
- Bật mí 7+ cách phục hồi tinh trùng nhanh lấy lại bản lĩnh phái mạnh
- Cây mật nhân có tác dụng gì? Bí quyết lấy lại phong độ số1
- Rượu tăng cường sinh lý nam? 11 Công thức ngâm bổ hơn thuốc
- Tác dụng của cây cỏ xước chữa yếu sinh lý có như lời đồn?
- Sâm cau có tác dụng gì mà khiến đấng mày râu săn lùng suốt