Đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì- #7 Nguyên nhân thường thấy

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đau tinh hoàn bên trái không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng lại dễ sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như điều trị sai cách. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nhức tinh hoàn bên trái với các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý. Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh chi tiết sẽ được KingsUp cung cấp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Một số triệu chứng dễ thấy

Bệnh xảy ra với nam giới, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày với các biểu hiện căng tức, đau đớn, khó chịu. Để hiểu rõ hơn về bệnh đau tinh hoàn, bạn hãy tham khảo một vài thông tin dưới đây. 

Tinh hoàn bên trái bị đau?

Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng trên cơ thể nam giới, hỗ trợ sản xuất tinh trùng, phục vụ cho quá trình thụ thai. Nhiều người mắc bệnh đau tinh hoàn phía bên trái mà không biết nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Đây là căn bệnh mà vùng tinh hoàn trái có các biểu hiện như đau nhức, sưng tấy, đi tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt. Cơn đau xuất hiện nhiều khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh. Hiện nay, một số đối tượng mắc chứng đau tinh hoàn bên phải nhưng tỷ lệ ít hơn. 

đau tinh hoàn bên trái
Đa tinh hoàn phía bên trái có biểu hiện đau nhức, sưng tấy, tiểu khó

#7 Triệu chứng dễ thấy

Đau tức tinh hoàn bên trái tùy vào mức độ mắc bệnh mà có thể bình phục nhanh hoặc để lại những tổn thương lâu dài. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, nam giới có thể sẽ mất đi khả năng sinh sản. Để nhận biết bệnh này, bạn có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây:

  • Vùng tinh hoàn bên trái xuất hiện những cơn đau đột ngột, đau dữ dội và kéo dài. 
  • Xuất hiện tình trạng sưng đỏ, đau bìu. 
  • Vùng tinh hoàn trái đau âm ỉ và lan dần sang các vùng lân cận. 
  • Dương vật tiết dịch với màu sắc bất thường. 
  • Tần suất đi tiểu thay đổi, xuất hiện cảm giác đau rát. 
  • Có máu xuất hiện trong nước tiểu hoặc nước tiểu đục. 
  • Một vài dấu hiệu khác: buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, ngứa ngáy, dương vật bị kích ứng…

Tham khảo những kiến thức về tinh hoàn:

#7 Nguyên nhân thường thấy

Như đã nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau tinh hoàn phía bên trái. Dựa vào nguyên nhân, người bệnh có thể xác định được phương pháp điều trị thích hợp. Theo đó, bệnh này hình thành là do các yếu tố sau đây:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đau 1 bên tinh hoàn trái là do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đến các mô, xương và cơ quan trong cơ thể. Tĩnh mạch lại mang máu đã cạn oxy vào phổi và tim. Giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện làm phát sinh tình trạng bó mạch nuôi dưỡng tinh hoàn trái phổ biến hơn bên phải do bẩm sinh hoặc những bất thường về giải phẫu. Các cơn đau âm ỉ xuất hiện nhiều, gây khó chịu tại vùng tinh hoàn trái. 

bị đau tinh hoàn bên trái
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân chủ yếu

U nang biểu mô

Đau một bên tinh hoàn trái do u nang biểu mô. Một túi chứa dịch xuất hiện tại ống phúc tinh mạc bao quanh thừng tinh ở bên trên tinh hoàn. Nếu các khối u nhỏ thì các triệu chứng bất thường không rõ ràng. Khi u nang lớn dần, người bệnh sẽ thấy đau nhức và vô cùng khó chịu. 

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tinh hoàn bên trái. Tinh hoàn bị nhiễm vi khuẩn, cơn đau ban đầu xuất hiện tại tinh hoàn trái sau đó lan dần ra phần bìu. Bìu sưng lên, chuyển sang màu đỏ và săn chắc hơn. Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thường được lây truyền qua bệnh lậu, đường tình dục, đường tiết niệu…

đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì
Viêm tinh hoàn dẫn đến các cơn đau nhức, khó chịu

Xoắn tinh hoàn

Khi tinh hoàn bị xoắn sẽ gây đau nhức bên trái cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế để cải thiện. Lúc này thừng tinh hoàn bị xoắn bên trong tinh hoàn, làm gián đoạn, thậm chí là cắt đứt đường máu được vận chuyển đến các cơ quan. Nếu người bệnh không được can thiệp y tế trong 6 giờ sẽ rất dễ phải cắt tinh hoàn vĩnh viễn. 

Chấn thương

Khi chơi thể thao, tham gia các hoạt động vận động nhiều hay bị tai nạn dễ gây chấn thương vùng tinh hoàn. Tinh hoàn bên trái thấp hơn bên phải nên dễ bị tổn thương hơn. Các cơn đau có thể chỉ xảy ra tạm thời và giảm dần theo thời gian nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tràn dịch tinh mạc

Trong bìu có lớp mô mỏng bao bọc lấy tinh hoàn. Máu và dịch tràn đầy lớp bọc dẫn đến tình trạng tràn dịch tinh mạc. Bìu sưng lên và có thể đi kèm những cơn đau tại vùng tinh hoàn bên trái. Đối với trẻ em là nam hay nam giới đã trưởng thành tràn dịch tinh mạc xuất hiện do chấn thương hoặc do viêm.

đau 1 bên tinh hoàn trái
Tràn dịch tinh mạc có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau

Ung thư tinh hoàn

Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất của tình trạng đau tinh hoàn trái là do bạn bị ung thư tinh hoàn. Các khối u ác tính phát triển, di căn tới nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân ung thư đến từ nhiều yếu tố tác động và triệu chứng điển hình là sưng bìu, khối u xuất hiện ngày càng nhiều theo thời gian.

#3 Vấn đề khác của tinh hoàn bên trái

Bệnh đau tinh hoàn phía bên trái liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Có những người tinh hoàn trái xệ hơn bên phải hoặc cao hơn đi kèm với những cơn đau rát. Đây là những biểu hiện bất thường cần được đi khám càng sớm càng tốt. 

Xệ hơn bên phải

Tinh hoàn bên trái xệ hơn tinh hoàn bên phải là một biểu hiện của bệnh lý sa tinh hoàn xảy ra với phái mạnh. Chiều dài bìu sẽ dài hơn hoặc bằng với chiếu dài của dương vật. Phần da ở bìu cũng sẽ ôm gọn được tinh hoàn. Để lâu dần, nam giới có thể gặp phải tình trạng sa cả hai bên tinh hoàn.

Thấp hơn tinh hoàn phải

Nếu tinh hoàn bên trái chỉ thấp hơn bên phải một chút là chuyện bình thường. Trường hợp độ chênh lệch giữa hai bên tinh hoàn quá nhiều kèm theo nhiều triệu chứng lạ là biểu hiện của một số căn bệnh như xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn. Biểu hiện bệnh lý của mỗi trường hợp sẽ có vài điểm khác nhau. 

đau nhức tinh hoàn bên trái
Tinh hoàn trái thấp hơn phải cần làm gì?

Cao hơn bên phải

Tinh hoàn bên trái cao hơn bên phải là tình trạng nhiều nam giới mắc phải. Thực tế, hai tinh hoàn có kích thước không hoàn toàn bằng nhau và có độ lệch rất nhỏ. Nếu bạn thấy tinh hoàn bên phải thấp hơn hẳn so với bên trái có nghĩa là dấu hiệu của bệnh lý tại vùng bìu. Người bệnh phải đi khám để được bác sĩ kiểm tra.

#4 Biện phòng tránh đau tinh hoàn trái

Làm sao để có thể tránh được bệnh tinh hoàn bên trái đau nhức? Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua các lưu ý quan trong sau đây:

đau một bên tinh hoàn trái
Cần làm gì để ngăn chặn tình trạng đau nhức ở tinh hoàn trái?
  • Khi tham gia thể thao hay các hoạt động vận động nhiều nên đeo đồ bảo hộ. Như vậy, tinh hoàn sẽ tránh bị chấn thương. 
  • Tiến hành đi khám và kiểm tra tinh hoàn thường xuyên mỗi tháng một lần. Như vậy, nếu bộ phận này xuất hiện triệu chứng bất thường bạn sẽ kịp thời khắc phục. 
  • Đảm bảo vệ sinh cho bộ phận sinh dục, tinh hoàn. Hãy thay đồ lót thường xuyên để ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm. 
  • Khi quan hệ tình dục nếu chưa có nhu cầu thụ thai thì nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn. 

Đau tinh hoàn bên trái do nhiều nguyên nhân, phát hiện càng sớm, điều trị càng dễ dàng hơn. Bài viết đã cung cấp đến bạn một vài phương pháp phòng ngừa bệnh lý cũng như một số vấn đề liên quan đến căn bệnh này. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Xem ngay:

Cập nhật lúc: 20/11/2023
hot line

Tư Vấn Miễn Cước Gọi

18001178
Loading...